Thứ Bảy, 14/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

27/04/2016 00:00 446
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tác giả: Edward Miller; Nxb: Chính trị Quốc gia; Khổ sách: 16 cm x 24 cm; Số lượng: 547 tr.; Năm: 2016.

Trong cuốn sách “Liên minh sai lầmNgô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam”, với cách nhìn ở một góc độ khác, tác giả Edward Miller đã phác họa rõ nét đa chiều hình ảnh Ngô Đình Diệm và đưa ra một cách giải thích riêng về mối quan hệ giữa Ngô Đình Diệm với Hoa Kỳ.

Với độ lùi thời gian 50 năm, dựa trên nguồn tư liệu phong phú do cá nhân nghiên cứu và khai thác đựoc từ kho lưu trữ của các nước phương Tây, đặc biệt là các tư liệu tiếng Việt của chính quyền Việt Nam Cộng hoà, tác giả Miller tập trung luận giải về xung đột giữa Diệm và đồng minh Hoa Kỳ trong chiến lựoc xây dựng quốc gia. Dù cùng chung mục tiêu “chống Cộng”, nhưng giữa hai đồng minh vẫn thường xuyên xảy ra bất đồng, tạo nên xung đột và cạnh tranh liên quan đến những vấn đề cốt lõi mà Miller gọi là “nguyên lý xây dựng quốc gia”, vốn đã hình thành và chi phối toàn bộ lịch sử quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và Diệm từ lúc mới hình thành cho đến lúc lụi tàn. Theo Miller, chính xung đột giữa vô số tầm nhìn và chiến lược khác nhau của người Mỹ và Ngô Đình Diệm về vận mệnh của miền Nam Việt Nam thời kỳ hậu thực dân là tác nhân gây ra mối quan hệ đầy thăng trầm Mỹ-Diệm và cả số phận chính quyền Việt Nam Cộng hoà, dẫn đến sự sụp đổ của liên minh Mỹ-Diệm vào năm 1963.

Trong nội dung sách, dựa trên quan điểm, lập trường của mình và nguồn tư liệu khai thác, tác giả có những luận giải, đánh giá về một số sự kiện, nhân vật khác với đánh giá của chúng ta, như đánh giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh; về chủ nghĩa cộng sản, cách mạng miền Nam, phong trào Đồng khởi, về cá nhân Ngô Đình Diệm; về nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chính quyền Sài Gòn.

Tác phẩm gồm 9 nội dung chính:

Phần I. Con người giàu đức tin.

Phần II. Những khởi đầu mới.

Phần III. Tiến trình hình thành một liên minh.

Phần IV. Những cuộc cách mạng và chế độ cộng hòa.

Phần V. Người định cư và các nhà kiến thiết.

Phần VI. Chống nổi dậy.

Phần VII. Đối tác hạn chế.

Phần VIII. Những tín hiệu hỗn tạp.

Phần IX. Sự tan rã của một liên minh.

Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản - Hoàn Kiếm - Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ: