Thứ Ba, 10/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

24/11/2015 00:00 430
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tác giả: Ngô Đức Thịnh; Nxb: Khoa học xã hội; Khổ sách: 16 cm x 24 cm; Số lượng: 471 tr.; Năm: 2015

Cuốn sách đã khái quát tất cả các vùng văn hóa của Việt Nam từ đồng bằng Bắc bộ, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung bộ, văn hóa cực Nam Trung bộ riêng đến “văn hóa Nam bộ”. Tác giả viết về đất và người Nam bộ: “Nhưng dẫu sao con người vẫn là con người, họ không thể từ trên trời rơi xuống, từ kẽ đất chui lên, mà đều phải từ một nơi gốc gác, từ một nơi chôn nhau, vẫn phải từ một truyền thống nào đó mà xuất thân, vẫn phải mang về đây dù là ít ỏi những cái mà họ đã từng có. Trong cái cộng đồng tứ xứ ấy người ta vẫn nhận ra những cái gì là riêng đã gộp chung lại, nhưng nay dần dà đã được địa phương hóa”.

Để tìm hiểu về phong tục tập quán độc giả có thể xem ở chương 3 như: “Loại hình nhà ở cổ truyền”, “trang phục”; “Quan tài thân cây khoét rỗng”, “Thuyền bè truyền thống”, “Sử thi”...

Trong mục “Loại hình bữa ăn truyền thống”, tác giả lý giải về văn hóa ẩm thực vẫn giữ được là nhờ: “Con người, tùy lúc, tùy nơi, có thể bỏ bộ quần áo này, mặc một loại y phục khác, nhiều khi rất khác lạ, từ giã căn nhà này, dựng cất một kiểu nhà khác thoáng, đẹp hơn, tiện nghi hơn, thậm chí có người, có dân tộc từ bỏ cả tiếng mẹ đẻ, nói một thứ ngôn ngữ khác, nhưng ít người quên được thói quen khẩu vị trong ăn uống của dân tộc mình. Đã có biết bao thế hệ những người Việt Nam sống xa Tổ quốc, thậm chí sinh đẻ ở nước ngoài, chưa một lần trong đời tận mắt thấy quê hương, xứ sở thế mà vẫn yêu thích, tìm thấy hương vị ngon lành trong bữa ăn thường ngày, với bát cơm thơm, chén nước mắm ngon, đĩa cá kho, tàu rau dưa, củ hành muối… Đây là chưa kể biết bao món ăn ngon, sang trọng, cầu kì trong ngày giỗ, Tết, giỗ: Giò, chả, ninh, mọc, bánh trái, xôi chè các loại…

Tác phẩm thực sự là một tài liệu bổ ích cho những ai muốn nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa dân khuynh hướng nghiên cứu gồm hai chương đầu.

Phần II: Phác thảo phân vùng và một số vùng văn hóa ở Việt Nam bao gồm từ chương 3 đến chương 13.

Phần III: Đặc trưng vùng trong một số hiện tượng văn hóa từ chương 14 đến chương 20. Và cuối cùng là thay lời kết: Thống nhất – Đa dạng văn hóa và sự phát triển xã hội Việt Nam.

Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản - Hoàn Kiếm - Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ: