Thứ Hai, 09/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

03/09/2015 00:00 428
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tác giả: Đỗ Hoàng Linh; Nguyễn Xuân Hằng; Đỗ Xuân Tuất; Nxb: Khoa học xã hội; Khổ sách: 13.5 cm x 21 cm; Số lượng: 303 tr.; Năm: 2015.

Cách đây tròn 90 năm, báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã ra đời, trở thành tờ báo tiếng Việt đầu tiên của giai cấp vô sản và cách mang Việt Nam. Báo đã góp phần mở đầu sự nghiệp đổi mới về tư tưởng chính trị, phương pháp cách mạng và phong cách báo chí của Việt Nam, góp phần quan trọng truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào nước ta, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nối tiếp sự ra đời của báo “Thanh Niên”, các báo “Tranh Đấu”, “Dân chúng” cùng một số báo khác của Đảng xuất bản trong thập kỷ đầu sau khi Đảng thành lập đã góp phần quan trọng trong việc tập hợp, củng cố các lực lượng cách mạng và dân chủ chống thực dân xâm lược và phong kiến tay sai. “Việt Nam độc lập, Cứu Quốc, Cờ giải phóng, Sự thật, Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam…” sau này đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, trở thành cơ quan thông tin chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Dù xuất bản công khai hợp pháp hay bất hợp pháp và thường xuyên phải đối phó với sự kiểm duyệt của kẻ thù, nhưng báo chí cách mạng luôn đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản, bám sát nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, tích cực tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng tiến lên dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng.

Ra đời và được rèn luyện trong các phong trào đấu tranh, trải qua gần một trăm năm lịch sử (1925 – 2015), báo chí cách mạng Việt Nam đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang trên tuyến đầu chiến đấu của mặt trận văn hóa tư tưởng. Cuốn sách “Lịch sử báo chí Cách mạng Việt Nam” được biên soạn, sắp xếp, hệ thống từ nguồn tư liệu chính thống đã và đang được sử dụng để tuyên truyền, giáo dục về sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tác phẩm gồm 2 nội dung chính:

Phần I. Những chặng đường báo chí cách mạng Việt Nam.

Phần II. Những kỷ niệm báo chí cách mạng Việt Nam.

Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản - Hoàn Kiếm - Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ: