Tác giả: PGS. TS Ngô Văn Doanh; Nxb: Văn hóa – Văn nghệ; Khổ sách: 26 cm x 26 cm; Số trang: 159 tr; Năm: 2015.
Tác giả: PGS. TS Ngô Văn Doanh; Nxb: Văn hóa – Văn nghệ; Khổ sách: 26 cm x 26 cm; Số trang: 159 tr; Năm: 2015.
Đầu thế kỷ XX (1901), khi phát hiện ra khu di tích Đồng Dương, nhà nghiên cứu người Pháp L.Finot đã công bố và cho trưng bày 229 hiện vật đã được tìm thấy ở đây, trong đó có pho tượng Phật bằng đồng nổi tiếng cao hơn 1 mét. Một năm sau đó, vào năm 1902, ông H.Parmentier đã tới thực hiện cuộc khai quật khảo cổ học tại Đồng Dương. Bằng cuộc khai quật của mình, ông đã phát hiện ra cả một quần thể kiến trúc Phật giáo lớn vào loại bậc nhất và cũng độc đáo nhất của Champa và khu vực Đông Nam Á.
Vì vốn đã đổ nát, rồi chịu sự tàn phá của những cuộc chiến tranh kéo dài, của thiên nhiên…nên hiện nay, cả một quần thể kiến trúc Phật giáo vào loại lớn nhất, độc đáo nhất và cổ nhất của khu vực Đông Nam Á về cơ bản đã biến khỏi mặt đất. Ngày nay, tại một số bảo tàng của Việt Nam cũng như một số nước châu Âu còn lưu giữ được khá nhiều cổ vật khác nhau, mà chủ yếu là các tác phẩm điêu khắc của Đồng Dương. Trong số những hiện vật đó, có không ít những kiệt tác nghệ thuật Champa nói riêng và của nghệ thuật Phật giáo thế giới nói chung.
Cuốn sách “Phật viện Đồng Dương – Một phong cách của nghệ thuật Champa” sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều tư liệu, thông tin và những nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn về giá trị kiến trúc và nghệ thuật tiêu biểu của Phật viện Đồng Dương.
Tác phẩm gồm 4 nội dung chính:
Phần I. Vương triều Indrapura với đô thành và phật viện Đồng Dương.
Phần II. Những di sản kiến trúc độc đáo.
Phần III. Những di sản nghệ thuật điêu khắc.
Phần IV. Một phong cách nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo.
Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản - Hoàn Kiếm - Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)