Thứ Bảy, 09/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

Bước đầu số hóa 3D 14 Bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
  • 31/07/2015 00:00

Bước đầu số hóa 3D 14 Bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện lưu giữ bảo quản và trưng bày trên 200.000 hiện vật thuộc các giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến ngày nay. Trong số đó có nhiều sưu tập hiện vật quý hiếm, nhiều bảo vật giá trị, nhất là 14 bảo vật quốc gia mới được Chính phủ công nhận.

  • 437

Bảo tàng, nhất định phải có
  • 16/07/2015 00:00

Bảo tàng, nhất định phải có

Bảo tàng đầu tiên trên thế giới đã có mặt từ thế kỷ 17, và cho đến nay, ước tính đã có chừng 55.000 bảo tàng tại 202 nước. Tại sao lại phải có nhiều bảo tàng đến thế? Đó là bởi thế giới cần có chúng.

  • 371

Một vài nét cơ bản trong tư duy, tầm nhìn và chỉ đạo chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về biển Đông
  • 09/06/2015 00:00

Một vài nét cơ bản trong tư duy, tầm nhìn và chỉ đạo chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về biển Đông

Ngày nay, chúng ta càng hiểu rõ Biển đông, ngoài giá trị về chiến lược địa chính trị và hàng hải còn đem lại cho nền kinh tế nước ta một nguồn tài nguyên phong phú và đóng góp không nhỏ vào nguồn thu ngân sách hàng năm của nhà nước. Từ những năm cuối thế kỷ 20, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển. Từ mấy chục năm trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phác thảo những nét lớn trong chiến lược giữ gìn biển đảo của Tổ quốc.

  • 447

Bảo tàng cho một xã hội bền vững
  • 19/05/2015 00:00

Bảo tàng cho một xã hội bền vững

Với chủ đề “Bảo tàng cho một xã hội bền vững”, năm 2015, Hiệp hội Bảo tàng Quốc tế ICOM muốn nhấn mạnh: Bảo tàng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng nhằm góp sức xây dựng một xã hội bền vững.

  • 394

Bảo tàng và phát triển bền vững
  • 15/05/2015 00:00

Bảo tàng và phát triển bền vững

Chủ đề Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2015 (18/5/2015) mà Hiệp hội Bảo tàng quốc tế (ICOM) đưa ra: "Museums for a sustainable society" hay "Bảo tàng cho một xã hội bền vững". Chủ đề nêu rõ vai trò của bảo tàng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về một xã hội ít lãng phí, nhiều hợp tác và sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý.

  • 390

  • 22/04/2015 00:00

Khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội

Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ thứ 11 dưới thời nhà Lý, đánh dấu kỉ nguyên độc lập của nước Đại Việt. Thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 trên các phế tích của một công trình quân sự, trong vùng đất được bồi đắp của đồng bằng châu thổ sông Hồng, ngày nay là Hà Nội. Đây là trung tâm chính trị của vùng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ, trải dài từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh - Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long - Hà Nội với các vương triều Lý - Trần - Lê - Nguyễn và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi phát triển nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Các kiến trúc trong Hoàng thành và các di tích trong khu vực khảo cổ học ở số 18 Hoàng Diệu cho thấy một nền văn hóa độc đáo của vùng Đông Nam Á, mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi có sự giao thoa với văn minh Trung Quốc ở phía Bắc và văn minh Chămpa ở phía Nam.

  • 453

Hoạt động thực địa tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia: Một cách học lịch sử lý thú, bổ ích và hiệu quả.
  • 20/04/2015 00:00

Hoạt động thực địa tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia: Một cách học lịch sử lý thú, bổ ích và hiệu quả.

Hiện nay, tình trạng nhiều học sinh, sinh viên thờ ơ, chán hoặc có tâm lý sợ, ngại với việc học môn Lịch sử không phải là chuyện xa lạ. Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo từng công bố thông tin hàng nghìn bài thi môn Sử trong kỳ thi tuyển sinh đại học phải nhận điểm 0 (!). Thực tế ấy đã thôi thúc việc phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu. Theo đó, quan niệm học lịch sử đã có sự thay đổi: Học lịch sử không phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ của người học theo lối thầy giảng trò nghe, chỉ học trong sách giáo khoa mà là học sinh thông qua quá trình làm việc với các nguồn sử liệu, tự tạo cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, một trong những phương pháp giảng dạy lịch sử tích cực mà nhiều nhà trường đang thực hiện đó là hình thức tổ chức các buổi học ngoại khóa tại bảo tàng. Đặc biệt là Bảo tàng Lịch sử quốc gia - nơi lưu trữ và giới thiệu đầy đủ về lịch sử Việt Nam từ tiền, sơ sử đến ngày nay.

  • 409

Các hình thức tiếp nhận ý kiến khách tham quan từng bước thu hút công chúng của Bảo tàng Lịch sử quốc gia
  • 16/04/2015 00:00

Các hình thức tiếp nhận ý kiến khách tham quan từng bước thu hút công chúng của Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một thiết chế văn hóa mang tính giáo dục cao và phạm vi hoạt động xã hội rộng lớn. Với chức năng nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã và đang trở thành một trong những trung tâm văn hóa - khoa học đầu ngành của cả nước góp phần giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

  • 481

Bảo tàng và truyền thông
  • 01/04/2015 00:00

Bảo tàng và truyền thông

Truyền thông bảo tàng là quá trình nhận biết nhu cầu, thị hiếu của khách tham quan để đưa ra những lợi ích có thể thỏa mãn và tạo nhiều cơ hội cho họ để trải nghiệm khi tới bảo tàng. Truyền thông cũng giúp tối đa hóa hiệu quả các hoạt động của bảo tàng. Đây là một công tác khá phức tạp yêu cầu phải sáng tạo, có kế hoạch, cách thức tổ chức và giải quyết vấn đề.

  • 459

Bảo vật đời vua Hàm Nghi lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
  • 13/02/2015 00:00

Bảo vật đời vua Hàm Nghi lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Vua Hàm Nghi sinh ngày 3 tháng 8 năm 1871, tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, Nguyễn Phúc Minh. Ngài là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn. Ngài là em ruột vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Ký), tức là vua Đồng Khánh sau này. Năm 1884, ngài được các vị Phụ chính Đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, khi đó là Thượng thư Bộ binh, đưa lên ngôi vua lúc 13 tuổi. Theo nhận định của các đại thần, vua Hàm Nghi là người có đủ tư cách về dòng dõi nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc. Từ nhỏ ngài sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ đẻ, không như hai người anh ruột được ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, ngài hoảng sợ không dám nhận mũ áo người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân (tức 2 tháng 8 năm 1884), ngài được rước đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Hàm Nghi. Ngài trở thành vị vua thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

  • 418