Thứ Ba, 03/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

03/09/2008 00:00 401
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tiến sĩ khảo cổ học Andreas Reinecke giải thích vậy khi nói về mục đích những dự án khảo cổ học mà ông cùng các đồng nghiệp VN thực hiện hơn chục năm qua.

Tiến sĩ khảo cổ học Andreas Reinecke giải thích vậy khi nói về mục đích những dự án khảo cổ học mà ông cùng các đồng nghiệp VN thực hiện hơn chục năm qua.


TS A.Reinecke đang tiến hành điều tra di chỉ GOC

Từ ngày 6 đến 23-3, nhóm các nhà khảo cổ, địa lý, nhân chủng học Đức-Việt đã thực hiện việc điều tra xung quanh địa điểm Gò Ô Chùa (GOC) tại huyện Vĩnh Hưng (Long An) - nơi đang được tiến hành khai quật khảo cổ bởi Viện Khảo cổ về các nền văn hoá bên ngoài Châu Âu (trực thuộc Viện Khảo cổ học quốc gia Đức - DAI), Trường ĐH KH-XH-NV Hà Nội, Bảo tàng tỉnh Long An. Chúng tôi đã phỏng vấn TS Andreas Reinecke - người phụ trách chính về phía Đức - trong việc khai quật di chỉ.

* Điều gì khiến các nhà khảo cổ Đức quan tâm tới GOC, thưa TS?

- 1999, sau khi làm việc nhiều năm ở miền Trung VN, tôi qua các tỉnh miền Nam. Tại Bảo tàng tỉnh Long An, tôi thấy một kiểu đồ gốm rất lạ, đã được phát hiện ở GOC và được gọi là chạc gốm có hình thù đặc biệt có nhiều điểm tương đồng với loại chạc gốm dùng để làm muối ở châu Âu khoảng 3.000 năm trước.

Phải chăng, cư dân ở hai khu vực cách xa hàng ngàn dặm đã có cùng ý tưởng sáng tạo công cụ lao động? Quá ngạc nhiên, tôi tìm đến Vĩnh Hưng - xuất xứ của những chạc gốm này. GOC cách TP.HCM 100km về phía tây bắc, cách biên giới Campuchia 2 km về phía nam, là địa điểm đầu tiên ở Đông Nam Á tìm thấy nó. Tại đây, các chạc gốm nằm nổi trên mặt đất, chỉ cần vài nhát cuốc cũng có thể thấy nhiều mẩu gốm. Từ đó, nhiều câu hỏi nảy sinh: Phải chăng nơi đây ngày xưa có lò nấu muối? Ai là chủ nhân? Hiện, GOC cách bờ biển khoảng 140 km, người xưa dùng nguyên liệu gì để nấu muối?...

Tháng 5-2003, chúng tôi tiến hành khai quật. Ước tính, 40.000 m2/67.000 m2 tổng diện tích GOC phân bố chạc gốm. Các nhà khoa học Đức sau ba lần khai quật đã phân tích các di vật, khẳng định tại GOC có một trung tâm nấu muối tồn tại từ TK 9 đến TK thứ hai trước CN. Những niên đại cácbon của vài chục mẫu lấy trong các lớp văn hoá khác nhau trên cả 3 đỉnh gò chứng minh, tại đây có sự liên tục trong sinh hoạt của cư dân lâu hơn nữa so với niên đại của chạc gốm - đến TK 13 sau CN!

Ngoài chạc gốm, tại GOC, chúng tôi còn tìm thấy những mộ táng đặc biệt, nhiều nhất là những ngôi mộ ở thời gian từ TK 7 đến TK 13 sau CN. Đến nay đã phát hiện hơn 60 mộ/1.000 mộ (ước tính có trong khu vực này). Qua cách tuỳ táng, có thể thấy sự khác nhau về phong tục của từng nhóm cư dân ở mỗi thời điểm sống khác nhau.

Các nhà khoa học Đức-VN có chung nhận định: GOC là một di chỉ hay, các di vật lạ chưa từng thấy ở một vùng khác trong khu vực ĐBSCL. Tập sách đầu tiên công bố về kết quả khai quật GOC sẽ được ấn hành cuối 2007.

* Con đường nào đưa ông đến với ngành khảo cổ học VN?

- Tôi tốt nghiệp ngành khảo cổ học-ĐHTH Humboldt-Berlin năm 1982. Năm 1978 học tiếng Việt trong 7 tháng. 1993 làm ở DAI, quan tâm đến khảo cổ thời đại trước CN. Sau mỗi dự án, cùng các cộng sự, đồng nghiệp VN, chúng tôi xuất bản một cuốn sách song ngữ Đức - Việt.

Tôi đặc biệt ấn tượng với văn hoá Sa Huỳnh. Qua các cuộc khai quật, chúng tôi thấy một mối liên hệ dọc theo bờ biển, từ Ấn Độ-Nam Trung Quốc-miền Bắc-miền Trung VN sớm hơn, mạnh mẽ hơn như các tài liệu cổ. Đặc biệt, sau khi khai quật 62 mộ ở Lai Nghi gần Hội An, có thể nói rằng khu vực này là nơi rất đặc biệt không phải chỉ từ TK 16, mà từ 2.000 năm trước.

Hiện, khoảng 100.000 người Việt sinh sống tại Đức. Hàng năm, gần 70.000 người Đức du lịch ở VN. Tôi muốn người Châu Âu nói chung và người Đức nói riêng có một bức tranh rõ hơn về thời kỳ tiền sử và lịch sử văn hoá VN.

Theo TUYỀN LINH - Lao Động

(Nguồn: tuoitre.com.vn)

Chia sẻ:

Bài viết khác

Di tích Hành cung Cổ Bi (Trâu Quì, Gia Lâm, Hà Nội)

Di tích Hành cung Cổ Bi (Trâu Quì, Gia Lâm, Hà Nội)

  • 20/08/2008 00:00
  • 391

Di tích hành cung Cổ Bi thuộc tổ dân phố Bình Minh, Thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm - Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 14 km về phía Đông. Vùng đất này xưa kia thuộc phủ Thuận An, trấn kinh Bắc, vào thời Nguyễn thuộc xã Cổ Bi, tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Sau năm 1945, hành cung Cổ Bi thuộc xã Quang Trung, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.