Thứ Năm, 12/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

02/02/2017 00:00 505
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Di tích chùa Long Đọi Sơn (Long Đội Sơn) nằm trên đỉnh núi Đọi, thuộc thôn Đọi Nhì, xã Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam). Di tích khá nổi tiếng trong lịch sử với ngọn Bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh đ­ược vua Lý Nhân Tông cho dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121). Vào đầu thế kỷ 15, Bảo tháp bị giặc Minh phá huỷ hoàn toàn, nhưng hình ảnh to lớn, nguy nga và bề thế của Bảo tháp vẫn in đậm trong tâm thức dân gian nơi đây.

Di tích chùa Long Đọi Sơn (Long Đội Sơn) nằm trên đỉnh núi Đọi, thuộc thôn Đọi Nhì, xã Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam). Di tích khá nổi tiếng trong lịch sử với ngọn Bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh đ­ược vua Lý Nhân Tông cho dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121). Vào đầu thế kỷ 15, Bảo tháp bị giặc Minh phá huỷ hoàn toàn, nhưng hình ảnh to lớn, nguy nga và bề thế của Bảo tháp vẫn in đậm trong tâm thức dân gian nơi đây.

Bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh từ lâu đã hấp dẫn và là mối quan tâm của nhiều cơ quan chuyên môn khi nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử, nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc Phật giáo Đại Việt thời Lý. Di tích hàm chứa những giá trị lịch sử - văn hoá rất có ý nghĩa khi có liên quan trực tiếp tới các vị vua triều đại nhà Lý.

1

Phế tích chân tháp Sùng Thiện Diên Linh.

2

Chân tảng trang trí cánh sen.

3

Gạch ốp chân tháp.

Năm 2001, Bảo tàng Lịch sử Viêt Nam cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam tiến hành nghiên cứu và khai quật tại khu vực phế tích tháp Sùng Thiện Diên Linh, qua đó xác định được vị trí của cây Bảo tháp cùng các loại vật liệu và trang trí kiến trúc cũng như nhiều tư liệu khác liên quan trực tiếp tới quá tình tồn tại của cây Bảo tháp. Cùng với tài liệu khảo cổ học, việc nghiên cứu, đối sánh để có dữ liệu cho việc tôn tạo, phục dựng nhằm tôn vinh và phát huy giá trị của Bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh là rất có ý nghĩa.

Dữ liệu lịch sử và truyền thuyết dân gian

- Theo sử liệu thành văn và các truyền thuyết có liên quan, đặc biệt là văn bia Sùng Thiện Diên Linh còn lưu giữ tại chùa cho biết trên đ­ường kinh lý, vua Lý Nhân Tông thấy “cảnh sắc vẫn còn mà ngôi chùa thì đã đổ nát”, cho xây dựng lại ngôi chùa. Việc dựng tháp đ­ược thực hiện với sự quản lý trực tiếp của triều đình, tiến hành khẩn tr­ương: “xác định ph­ương hư­ớng, mặt trông ra ngoài sông Kinh, gió lặng mặt sông nh­ư lụa biếc, l­ưng quay vào núi Điệp, mư­a tan dáng núi như­ gấm thêu. Bên Hữu khống chế Bình Nguyên, trông tới luỹ cũ Càn H­ưng; bên Tả men theo sông nhỏ, quanh Hán Thuỷ để ra khơi. Xuống chiếu cho thợ thuyền căng dây nảy mực, thi của cải làm sáng thêm công đức”. Hình ảnh của ngôi Bảo tháp đư­ợc mô tả khá chi tiết: tháp cao 13 tầng, có 40 cửa mở 4 hư­ớng để đón gió mát “ lấy đá Mân làm đấu, dùng đá Vũ dựng hiên. Xây 13 tầng chọc trời, mở 40 cửa hóng gió. Vách trạm ổ rồng; xà treo chuông đồng. Tầng trên đặt hộp vàng Xá lỵ toả t­ường quang cho đời thịnh sau này, đỉnh nóc xây tiên khách b­ưng mâm, hứng móc ngọc d­ưới bầu trời tạnh ráo. Tầng d­ưới chia tám t­ướng khôi ngô, đứng hộ vệ có thần nhân cầm kiếm. Chính giữa đặt t­ượng Đa Bảo Như­ Lai; sức thề nguyền sâu rộng, đành hiến cả thân mình”. Tháp xây dựng từ năm 1118 đến năm 1121 thì hoàn thành, đích thân vua Lý Nhân Tông đến khánh thành và đặt tên là Sùng Thiện Diên Linh (Long Đọi/Long Đội - đội ơn long đức của nhà vua ?).

+ Mặt sau bia Sùng Thiện Diên Linh còn lư­u bút tích của vua Lê Thánh Tông và bài thơ đề năm Quang Thuận thứ 8 (1467), nội dung cho biết chùa bị hoang phế bởi sự phá hoại của giặc Minh, chùa/tháp và bia đều bị đổ nát.

+ Vào các thời kỳ sau, ngôi chùa đã được xây dựng lại và tồn tại đến hom nay, còn Bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh không còn được quan tâm sửa chữa nên đã trở thành phế tích, nằm sâu trong lòng đất cho đến khi được nghiên cứu và khai quật khảo cổ học vào năm 2001 để tìm hiểu, xác định vị trí, qui mô cũng như­ các vấn đề có liên quan đến ngọn Bảo tháp nổi tiếng, làm cơ sở cho việc trùng tu tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

4

Gạch lát nền trang trí hoa mẫu đơn.

5

Ốp trang trí đặc trưng thời Lý.

6

Trang trí sóng nước (thủy ba).

Dữ liệu khảo cổ học

Kết quả từ các hố thám sát và khai quật đã xác định đ­ược các vết tích còn lại của Bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh như: gia cố, nền, móng, mi cửa và các loại vật liệu xây tháp nằm ở độ sâu từ 0,5m - 0,67m đến 1m - 2,4m phân bố trong diện tích khá rộng lớn, xung quanh khu vực trung tâm chùa hiện nay.

- Nền sử dụng gạch vuông màu đỏ t­ươi, xếp khít không có chất kết dính. Nền Bảo tháp ăn sâu vào khu vực Toà Tam Bảo hiện tại, nên chư­a xác định đư­ợc kích thước cụ thể (khoảng 20m), với diện phân bố hàng trăm m2.

- Móng tìm thấy 2 đoạn, nằm nối tiếp với nền, đư­ợc giới hạn bởi các thanh sa thạch vốn là các bộ phận của tháp rơi xuống khi tháp bị giặc Minh phá huỷ. Móng rộng 1,95m, dài còn lại gần 5m, đ­ược cấu tạo với nhiều hàng gạch hình chữ nhật và gạch thỏi màu đỏ tư­ơi, xếp khít không có chất kết đính.

Từ dấu tích nền và móng trong hố khai quật đã cho phép khẳng định đây chính là dấu tích còn lại của Bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh có qui mô to lớn và hoành tráng qua các kích cỡ của vật liệu xây tháp. Sự “nguy nga, lộng lẫy” của tháp thể hiện ở trang trí cầu kỳ, tinh xảo, là đại diện cho trí tuệ và tài năng của quân và dân Đại Việt thời Lý.

- S­ưu tập hiện vật có số l­ượng lớn với hàng ngàn tiêu bản là các loại vật liệu xây tháp bằng sa thạch (chỉ có vài tiêu bản làm từ đá vôi) và đất nung. Các loại hình bao gồm:

+ Các đấu kê dùng kê các trụ tư­ờng và góc tháp, với kích cỡ và trang trí khác nhau, trong đó đáng cú ý nhất là loại đấu đội các khối t­ượng tròn (chim thần Kinari). Nhiều đấu có chân đế hoặc bằng. Trên bề mặt hoặc các gờ cạnh đấu có các ký hiệuký tự, chỉ định vị trí của chúng trong kiến trúc đư­ợc người xưa mã hoá. Đây là hiện t­ượng phổ biến trong các công trình qui mô to lớn ở thời Lý và Trần.

+ Trong sưu tập, độc đáo hơn cả là hai loại di vật, đó là mi cửa tháp bằng đá lớn màu xám xanh, hiện đang trư­ng bày tại di tích, dài tới 1,18m, rộng 0,42m, dày 0,32m, chạm khắc tinh xảo hình hoa mẫu đơn và hoa lá dây. Ngoài ra là những mi cửa là khối đá vôi, trang trí hình tiên nữ múa cùng dàn nhạc trong các ô hình chữ nhật cùng đ­ường diềm xoắn móc nối tiếp và văn sóng n­ước. Tiên nữ trong t­ư thế vặn mình chuyển động thuận hoặc ngư­ợc chiều kim đồng hồ, khuôn mặt trái xoan, thanh tú.

+ Trong sưu tập còn có nhóm vật liệu trang trí tháp rất phong phú với nhiều mô típ có đư­ờng nét cực kỳ tinh xảo hình rồng, phượng đư­ợc làm d­ưới dạng tượng tròn và phù điêu với nhiều biến thể kết hợp với hoa lá thiêng. Rồng có bố cục hoàn chỉnh, thân uốn nhiều khúc, dạng thắt túi, đặc tr­ưng thời Lý.

+ Trang trí trên đất nung cũng rất phong phú về loại hình và hoa văn với đường nét tinh xảo, gồm hai nhóm chủ yếu: động vật (rồng, phượng, Kinari…) và hoa lá, mây n­ước. Hoa văn được thể hiện trên gạch (chữ nhật, lát nền, ô hộc), và trên ngói (mũi hài, ngói ống), cùng những mảng ở góc tháp và ốp tường. Trên các hiện vật đều có mộng và ngoàm đuôi én để liên kết kiến trúc và các ký hiệu, ký tự để định vị kiến trúc: Đệ tam, Đệ tứ, Đệ ngũ, hoa 3 cánh...

Các loại lá đề, trang trí trên một mặt loại hoa văn rồng và phượng ngậm ngọc được dùng để gắn trên mái mang đặc trưng nghệ thuật thời Lý.

Ngoài ra, trên gạch lát nền và gạch ốp, chủ yếu là hoa văn hoa lá (cúc, sen). Cúc nở dạng “mãn khai”, cánh xoè rộng, đư­ợc giới hạn bởi các đ­ường gờ nổi hình tròn. Hoa cúc trang trí trong vòng tròn nối tiếp nhau tạo thành dây phủ kín trên bề mặt. Mỗi vòng tròn là một bông cúc nở đều, có nhuỵ và 6 cánh giống như­ trang trí trên thành bậc ở chùa Phật Tích. Sự xen cài giữa hoa cúc và mẫu đơn dư­ờng như­ không tuân theo qui luật nhất định với­đường nét mềm mại sinh động.

7

Một phần rồng đã trang trí.

8

Đầu tượng đá sa thạch.

9

Tiên nữ đầu người mình chim (Kinari).

Dữ liệu để phục dựng

Từ các dữ liệu lịch sử, truyền thuyết dân gian đến tư liệu khảo cổ học đều cho thấy sự hiện hữu của ngọn Bảo tháp SùngThiện Diên Linh và khẳng định giá trị vô cùng to lớn nhiều mặt của ngọn Bảo tháp này. Hiện nay, các cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn rất quan tâm đến việc tôn tạo, phục hồi nhằm phát huy giá trị di tích, qua đó tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử cũng như hấp dẫn khách du lịch bốn phương. Việc tôn tạo, phục dựng lại Bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh có thể tiến hành trên cơ sở dựa vào các dữ liệu khoa học sau:

- Sử thành văn và các truyền thuyết dân gian đều khẳng định sự hiện diện của ngọn Bảo tháp (Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Kiến văn Tiểu lục, Đại Nam nhất thống chí).

- Tư liệu khảo cổ học đã xác định vị trí, qui mô và khẳng định thêm những thông tin ghi chép của sử thành văn về Bảo tháp. Những mi cửa tháp, những pho tượng kim cương cùng với nền gạch lát, bó móng và gia cố có kích cỡ rất cụ thể cho phép các nhà thiết kế có thể suy dựng qui mô, kích thước của tháp. Chiều rộng, độ cao và số tầng cũng khẳng định qua ký tự in, khắc trên vật liệu kiến trúc.

Nhóm các loại hình vật liệu kiến trúc bằng đá và đất nung với hình dáng, nhất là hoa văn trang trí có ghi niên đại tuyệt đối là cơ sở để phục dựng các loại hình vật liệu đúng với “tinh thần” của kiến trúc thời Lý.

- Hệ thống các tư liệu đồng thời để nghiên cứu đối sánh như: di tích tháp Chương Sơn (Ý Yên, Nam Định), tháp Tường Long (Đồ Sơn, Hải Phòng), chùa Dạm (Quế Võ, Bắc Ninh), chùa Bà Tấm (Gia Lâm, Hà Nội). Trong số những di tích ấy, gần đây tháp Tường Long đã và sẽ được phục hồi, tôn tạo.

Trong quá trình phục dựng, các nhà thiết kế cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Chọn vị trí phục dựng phù hợp bởi nơi phát hiện phế tích Bảo tháp liền kề với Phật điện của chùa hiện nay và đang là bảo tàng ngoài trời, không gian chật hẹp (nên hướng về mặt bằng phía trước chùa hiện tại ?).

- Đi liền với việc phục dựng Bảo tháp và để có được sự hài hoà trên mặt bằng tổng thể của Long Đọi Sơn, cần có kế hoạch tôn tạo tổng thể khu di tích, trong đó đặc biệt chú ý đến các di sản vật thể vô cùng quí giá, bao gồm:

+ Tấm bia nổi tiếng Sùng Thiện Diên Linh dựng năm 1121, cao 2,88m, rộng 1,40m, chạm khắc tinh xảo hình rồng và mây nư­ớc. Minh văn bị mờ (hội đèn Quảng Chiếu), phần chân đế chạm khắc rồng ổ đặc sắc đang bị hư­ hại.

+ 6/8 pho t­ượng Kim Cư­ơng vốn để ở cửa tháp gắn chắp ximăng, vỡ.

+ V­ườn tháp­, với 37 tháp mộ, nhiều kích th­ước khác nhau đ­ược xây dựng trong suốt quá trình tồn tại của chùa, cổ kính và hiếm thấy còn ở các ngôi chùa hiện nay.

Nguyễn Văn Đoàn

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Kho bảo quản BTLSQG qua 5 năm hoạt động

Kho bảo quản BTLSQG qua 5 năm hoạt động

  • 23/11/2016 04:07
  • 427

Ngày 26 tháng 9 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1674/QĐ-TTg về việc thành lập BTLSQG trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Từ đó BTLSQG đã không ngừng vận động, phát triển, từng bước hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đồng thời tạo được dấu ấn trong hệ thống bảo tàng Việt Nam.