Thứ Hai, 09/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

22/08/2008 19:00 1133
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Mặc dù mới bước sang quý III của năm 2006, nhưng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã có một kế hoạch trưng bày và sưu tầm dài hơi, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho du khách.

Mặc dù mới bước sang quý III của năm 2006, nhưng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã có một kế hoạch trưng bày và sưu tầm dài hơi, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho du khách.

Hoàn thiện khuôn viên nhà người Việt và sửa ngôi nhà Mông

Năm 2000, ngôi nhà chính kiêm nhà thờ tự, nối thẳng vào đó là nhà dạy học theo nguyên mẫu ngôi nhà đặc trưng của người Việt đã được dựng tại bảo tàng. Đây nguyên là nhà của gia đình cố Hợi, thuộc dòng Lê Duy ở xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân (Thanh Hoá). Năm nay, bảo tàng tiếp tục mua và dựng lại nhà ngang, nhà ăn, nhà bếp, chuồng trâu, sân gạch, cây hương, hòn non bộ, bể nước... để phục hồi cơ bản diện mạo khuôn viên cư trú hình chữ U của gia đình này trước kia.

Ngôi nhà chính của gia đình cố Hợi được dựng từ đầu thế kỷ XX do nhóm thợ mộc làng Đại Tài (Thanh Hoá) thực hiện. Bây giờ, những thợ mộc là hậu duệ của những người dựng nhà cố Hợi năm xưa được mời về để dựng lại ngôi nhà đó trong khuôn viên của bảo tàng.

Đồng thời, bảo tàng cũng đã mời ông Lê Duy Lâm - cháu nội của cố Hợi - đến để tư vấn và kể lại những câu chuyện về cuộc sống của gia đình ông cách đây khoảng nửa thế kỷ. Trên cơ sở đó, bảo tàng đang sưu tầm hiện vật để trưng bày trong các ngôi nhà được dựng lại tại Hà Nội. Dự kiến, toàn bộ khuôn viên ngôi nhà sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 8.

Đồ gốm do trẻ em tự làm trưng bày tại bảo tàng


Sau gần 7 năm phục vụ tham quan, ngôi nhà của người Mông Hoa ở khu trưng bày ngoài trời đã bị hư hỏng phần mái. Trước tình hình đó, bảo tàng đã mời 6 người Mông từ bản Đề Chờ Chua A (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái, quê gốc của ngôi nhà này) đến sửa chữa, thay mới toàn bộ nóc và mái nhà. 500 tấm lợp mái nhà cũ đã được thay thế bằng gỗ pơmu cùng 80 thanh đòn tay, một thanh gỗ úp nóc và hơn 40 bó dây mây. Số vật liệu này được lấy từ vùng người Mông Hoa.

Có thêm nhiều hiện vật quý
Ngoài những hiện vật đang có và được những người tâm huyết hiến tặng, bảo tàng còn cử những nhóm cán bộ đi nghiên cứu, sưu tầm tại các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Có thể kể đến đoàn cán bộ đi nghiên cứu, sưu tầm tại Lào và Malaysia vừa qua. Tại Lào, đoàn đã cùng Viện Nghiên cứu văn hoá thuộc Bộ Thông tin Văn hoá Lào đi khảo sát thực tế tại 7 bản của các tộc Lào, Phu Thay, Ca Tang, Măng Coong, Tri và Xuồi tại 3 huyện: Sê Nô, Phalanxay và Sê Pôn, tỉnh Xavanakhệt. Đoàn đã sưu tập được 116 hiện vật (đồ vải, đồ gia dụng, đồ đan, đồ gỗ, công cụ, chữ viết...) tại Xavanakhệt và Viêngchăn.

Tại Malaysia, đoàn đã sưu tầm được 145 hiện vật, phản ánh những khía cạnh văn hoá truyền thống và đương đại của Malaysia như công cụ chế tác dao găm, dụng cụ sản xuất, dụng cụ ăn trầu, diều, rối bóng, sản phẩm vải in hoa văn theo kỹ thuật batik, đồ trang sức...

Toàn bộ số hiện vật này sẽ được chuẩn bị để phục vụ cho khu trưng bày văn hoá các nước Đông Nam Á tại bảo tàng vào cuối năm 2008.


(Nguồn: Báo Lao động)

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài viết khác

Hội thảo khoa học- thực tiễn: Bảo tàng với công tác giáo dục học sinh phổ thông.

Hội thảo khoa học- thực tiễn: Bảo tàng với công tác giáo dục học sinh phổ thông.

  • 22/08/2008 18:52
  • 1301

Trong chương trình hoạt động nhân ngày Quốc tế bảo tàng, ngày 18/5 tại hội trường bảo tàng Hồ Chí Minh, Cục Di sản văn hoá phối hợp với bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học- thực tiễn: bảo tàng với công tác giáo dục học sinh phổ thông.