Trong chương trình hoạt động nhân ngày Quốc tế bảo tàng, ngày 18/5 tại hội trường bảo tàng Hồ Chí Minh, Cục Di sản văn hoá phối hợp với bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học- thực tiễn: bảo tàng với công tác giáo dục học sinh phổ thông.
Trong chương trình hoạt động nhân ngày Quốc tế bảo tàng, ngày 18/5 tại hội trường bảo tàng Hồ Chí Minh, Cục Di sản văn hoá phối hợp với bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học- thực tiễn: bảo tàng với công tác giáo dục học sinh phổ thông.
Đến dự hội thảo có Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội; Phó Chủ tịch ICOM quốc tế cùng đông đảo các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ chuyên môn của các bảo tàng; đại diện của Sở Giáo dục Hà Nội cùng một số hiệu trưởng, giáo viên dạy bộ môn lịch sử ở các trường phổ thông. Nội dung của hội thảo đề cập đến 2 vấn đề chính:
1. Thực tiễn hoạt động giáo dục và một số bài học kinh nghiệm của bảo tàng
2. Làm thế nào để gắn kết bảo tàng với nhà trường?
Ngoài 10 tham luận tập trung bàn về vấn đề giáo dục của bảo tàng với một đối tượng công chúng đặc biệt là học sinh phổ thông. Hội thảo đã được nghe những ý kiến thảo luận, đóng góp cụ thể của thầy hiệu trưởng Trường Phổ thông trung học Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) và một số giáo viên dạy bộ môn lịch sử. Ý kiến cho thấy bảo tàng là một môi trường rất tốt đối với học sinh phổ thông không chỉ kiến thức lịch sử mà còn là môi trường rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lịch sự, văn minh.... Hệ thống bảo tàng cần tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử nhẹ nhàng có giải thưởng; các hướng dẫn viên cần nắm bắt sâu hơn tâm lý lứa tuổi để có sự hướng dẫn phù hợp và gợi mở... Các bảo tàng cần quan tâm hơn nữa đến điều kiện trật tự cũng như an toàn cho học sinh, tạo môi trường thoải mái, thân thiện cuốn hút học sinh tự giác và có thói quen đến với bảo tàng.