Thứ Hai, 09/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

13/05/2016 07:29 791
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Bảo tàng Lịch sử quốc gia (BTLSQG) hiện đang lưu giữ và bảo quản, phát huy tác dụng 16 Bảo vật quốc gia và khoảng 20 vạn hiện vật, tư liệu quý hiếm và có giá trị. Chính vì vậy, công tác phòng cháy chữa cháy là đặc biệt cần thiết và có vai trò quan trọng, được Ban Lãnh đạo Bảo tàng rất quan tâm chỉ đạo, đầu tư nguồn lực để đảm bảo, duy trì sự an toàn cho bảo tàng.

Hàng năm, BTLSQG đều tổ chức khóa tập huấn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhằm nâng cao ý thức chấp hành của cán bộ, viên chức, người lao động BTLSQG trong việc thực hiện các quy định pháp luật về việc PCCC, bồi dưỡng thêm hiểu biết về PCCC, kỹ năng phòng ngừa cũng như xử lý các tình huống cháy nổ có thể xảy ra.

Ngày 11/5/2016 , được sự nhất trí của Ban lãnh đạo BTLSQG, Ban chỉ huy PCCC đã phối hợp với phòng cảnh sát chữa cháy số 1 thuộc cảnh sát PCCC của thành phố Hà Nội tổ chức khóa tập huấn nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của Bảo tàng cũng như các đơn vị dịch vụ trong khu vực Bảo tàng.

Buổi tập huấn đã thu hút được sự tham gia đông đảo của cán bộ, viên chức và người lao động. Về phía công an PCCC có Đ/c Trung úy Bùi Văn Hà - giảng viên trường đại học PCCC; về phía BTLSQG có Đ/c Nguyễn Văn Đoàn – PGĐ, Trưởng ban PCCC BTLSQG, Đ/c Vũ Mạnh Hà - PGĐ BTLSQG, Đ/c Nguyễn Văn Hà – Trưởng phòng Hành chính tổng hợp, Chủ tịch Công đoàn, phó ban PCCC BTLSQG cùng toàn thể cán bộ viên chức người lao động BTLSQG cũng như lực lượng đảm bảo PCCC của các đơn vị khối kinh doanh dịch vụ trong phạm vi BTLSQG.

Lãnh đạo BTLSQG cho biết: “Đợt tập huấn này khác với đợt tập huấn trước. Đó là, bên cạnh việc học lý thuyết thì còn tập huấn, sử dụng các phương tiện chữa cháy hiện có tại bảo tàng cũng như diễn tập phương án chữa cháy trong đó sẽ có phương tiện chữa cháy chuyên dụng của bên công an PCCC.”

Việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành như vậy đã giúp cho các học viên nắm được những kiến thức cơ bản về việc PCCC và nắm vững được những thao tác thực tế trong việc kiểm soát, chữa cháy, xử lý tình huống cháy xảy ra…

Anh Trịnh Ngọc Tân – Phòng Giáo dục Công chúng, BTLSQG chia sẻ: “Qua buổi tập huấn hôm nay, tôi đã học được những cách thức để đảm bảo an toàn cũng như xử lý các tình huống cháy nổ có thể xảy ra. Nó không chỉ giúp ích cho tôi khi làm việc tại cơ quan mà còn vận dụng được ở nơi cư trú. Đặc biệt, lần tập huấn này kết hợp với thực hành nên tôi có thể nắm rõ được những thao tác trên thực tế. Buổi tập huấn này thực sự rất hữu ích.”

Một số hình ảnh buổi tập huấn PCCC do BTLSQG tổ chức ngày 11/5:

Cán bộ viên chức người lao động tham gia chương trình tập huấn.

Trung úy Bùi Văn Hà phổ biến kiến thức PCCC, cứu nạn, cứu hộ.

Cảnh sát PCCC hướng dẫn cán bộ, nhân viên BTLSQG cách sử dụng bình cứu hỏa.

Thực hành dập tắt lửa bằng bình cứu hỏa.

Diễn tập phương án chữa cháy tại BTLSQG có sự hỗ trợ về phương tiện chữa cháy chuyên dụng của công an PCCC Hà Nội.

Tin,ảnh: An Nhiên, Thu Nhuần

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Thông tin báo chí Trưng bày chuyên đề “ Mặt trận Việt Minh - Đại đoàn kết dân tộc” (1941-1951)

Thông tin báo chí Trưng bày chuyên đề “ Mặt trận Việt Minh - Đại đoàn kết dân tộc” (1941-1951)

  • 11/05/2016 07:59
  • 902

Ngày 28/01/1941, sau gần 30 hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Để tập hợp đông đảo hơn nữa mọi tầng lớp nhân dân chống kẻ thù xâm lược, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941), Nguyễn Ái Quốc cùng Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) thay cho Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương.