Thứ Ba, 10/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/05/2016 03:29 841
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Xuất phát từ thực tiễn cũng như nhu cầu của các cán bộ, nhân viên, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức lớp tiếng Anh nghe, nói; đề cao sự tương tác; thực hành trên chính hệ thống trưng bày thường trực của Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Trong thời đại hội nhập, tiếng anh với tư cách là một ngôn ngữ toàn cầu có vai trò như một cầu nối để tiến hành giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới. Du lịch phát triển khiến cho du khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều. Trong bối cảnh đó, Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một địa điểm thu hút rất đông du khách quốc tế. Khách tham quan đến với Bảo tàng mong muốn được tiếp cận và tìm hiểu một cách nhanh chóng nhất về lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Tuy nhiên, có một thực trạng hiện nay là cán bộ, nhân viên của Bảo tàng Lịch sử quốc gia ngoài phòng Giáo dục công chúng, Hợp tác quốc tế thì đa phần đều bị hạn chế về việc học và sử dụng tiếng Anh. Do đó đã vấp phải một số trở ngại trong khi thực hiện các công việc chuyên môn có liên quan tiếng Anh cũng như khi tiếp xúc với du khách tham quan quốc tế. Xuất phát từ thực tiễn cũng như nhu cầu của các cán bộ, nhân viên, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức lớp tiếng Anh nghe, nói thực hành trên hệ thống trưng bày thường trực của Bảo tàng.

Lớp học được khai giảng vào tháng 3 với sự giúp đỡ của tổ chức tình nguyện viên trong nước và quốc tế (EVS). Khóa học kéo dài trong vòng hai tháng, với những nội dung rất thú vị có tính hấp dẫn và tương tác cao. Ví dụ như học viên tự chuẩn bị trước những nội dung về lịch sử bằng tiếng Anh như: Giới thiệu chung về bảo tàng, khu vực thời cổ đại, thời Văn Lang – Âu Lạc,… Ngoài ra, xen kẽ vào những chủ đề đó là những bài học mở rộng để so sánh đối chiếu, cũng như chơi trò chơi về đề tài lịch sử hoặc xã hội, giúp cho học sinh có thêm sự hiểu biết về cuộc sống và các nền văn hóa khác. Trong quá trình học, toàn bộ giáo viên và học viên đều sử dụng tiếng Anh, do đó đã phát huy tối đa được sự chủ động trong tư duy và phản xạ của người nghe và nói.

Một buổi học tiếng Anh thực hành tại BTLSQG.

Chị Thảo, nhân viên phòng Tư liệu – Thư viện nhận xét về khóa học: “Các buổi học tại nhà trưng bày đi vào từng chi tiết cụ thể chứ không chỉ học lý thuyết. Ví dụ: cách phát âm, cách đặt câu cụ thể, ngữ điệu,… Tôi thấy cách học này thực sự có hiệu quả và có tính ứng dụng cao. Sau khi tham gia gần hết khóa học, tôi cảm thấy tự tin trong giao tiếp hơn và có thể giới thiệu sơ lược về các phòng trưng bày của bảo tàng.”

Đây là khóa học thứ hai sau khóa học tiếng Anh cơ bản dành cho nhân viên bảo vệ của Bảo tàng. Như vậy, có thể thấy mô hình học tiếng Anh tại hệ thống trưng bày với một tinh thần cởi mở, vui vẻ, hiệu quả đã cải thiện được rất nhanh trình độ tiếng Anh của những người tham gia khóa học. Hy vọng, mô hình học tập này sẽ được tiếp tục triển khai đều đặn cho cán bộ, nhân viên BTLSQG dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, chuyên nghiệp của các bạn trong Câu lạc bộ Tình nguyện viên BTLSQG.

Lan Phương (Phòng Truyền thông)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Chia sẻ những câu chuyện, kỷ vật thời kỳ Đổi Mới

Chia sẻ những câu chuyện, kỷ vật thời kỳ Đổi Mới

  • 26/04/2016 07:09
  • 822

Nhiều câu chuyện, ký ức về những năm đầu Đổi Mới đã được chia sẻ trong cuộc gặp gỡ đầu tiên do chính người dân Thủ đô kể lại, thông qua những hiện vật, kỷ vật mà họ hiến tặng đã diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (BTLSQG) vào sáng ngày 23 tháng 4 năm 2016. Những hiện vật đó kết hợp với các hình ảnh, tư liệu, hiện vật đang được lưu giữ tại BTLSQG sẽ được giới thiệu trong trưng bày chuyên đề vào tháng 8 năm 2016 sắp tới.