Thứ Ba, 22/04/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

20/11/2015 22:53 1126
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Sáng ngày 19/11 Bảo tàng Lịch sử quốc gia (BTLSQG) đã tiến hành báo cáo kết quả dự án “Phục hồi và bảo quản tượng Phật A Di Đà”, bức tượng hiện đang được lưu giữ tại BTLSQG. Tham dự chương trình về phía chuyên gia Nhật Bản có sự hiện diện của ông Kawai Hisamitu - Chuyên gia bảo quản Viện Mỹ thuật Nhật Bản; Ông Katayama Tsuyoshi - Chuyên gia bảo quản Viện Mỹ thuật Nhật Bản; Ông Shiga Satoshi - Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Phòng Khoa học, Bảo tàng quốc gia Kyushu; Bà Kimu Minjon - Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Phòng Khoa học, Bảo tàng quốc gia Kyushu. Về phía BTLSQG có sự hiện diện của TS. Vũ Mạnh Hà - Phó Giám đốc BTLSQG, các Trưởng Phó phòng chuyên môn, cán bộ làm công tác bảo quản BTLSQG

Toàn cảnh chương trình.

Dự án phục hồi và bảo quản tượng Phật A-di-đà là kết quả của cuộc khảo sát được tiến hành có liên quan đến các thỏa thuận hợp tác nghiên cứu trao đổi giữa Bảo tàng Quốc gia Kyushu Nhật Bản và Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, được ký kết năm 2012. Dự án được tiến hành trong hai năm 2014-2015 do quỹ SUMITOMO (Nhật Bản) tài trợ.

Slide thể hiện hiện trạng và kết quả phục hồi bảo quản tượng Phật A Di Đà năm 2014. Bức tượng ở giữa phần màu xanh da trời thể hiện những phần bị mất, phần màu đỏ thể hiện những phần bị xuống cấp của những lần tu bổ trước.

Tượng Phật A-di-đà là một tác phẩm nghệ thuật có niên đại từ thế kỷ thứ 13, thời Kamakura Nhật Bản. Trước khi về Việt Nam, tượng Phật A-di-đà được bảo quản tại Bảo tàng Quốc gia Tô-ky-ô, đến năm 1943 trong chương trình trao đổi hiện vật giữa Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp trụ sở tại Hà Nội với Bảo tàng Quốc gia Tô-ky-ô tượng Phật A-di-đà được đưa về Viện Viễn Đông Bác cổ, khi Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thành lập đã tiếp nhận hiện vật này và bảo quản đến ngày nay. Đây là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Nhật Bản hiện có ở vùng Đông Nam Á, đồng thời cũng là bằng chứng, chứng minh lịch sử giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản.

Chuyên gia Kawai Hisamitu (phải) trao đổi các vấn đề liên quan đến kỹ thuật bảo quản trong quá trình thực hiện dự án.

Tại chương trình phía chuyên gia Nhật Bản đã báo cáo tất cả quá trình phục hồi bảo quản tượng Phật A-di-đà, ngoài ra hai bên còn tiến hành trao đổi các vấn đề về kỹ thuật bảo quản trong quá trình thực hiện dự án. Sau 2 năm thực hiện, bức tượng Phật A-di-đà đã được phục hồi bảo quản bằng phương pháp bảo quản khoa học, trên cơ sở tôn trọng các kỹ thuật chế tác cổ, đảm bảo nguyên tắc bảo tàng học, giữ nguyên tối đa tính nguyên gốc của hiện vật, hài hòa giữa mục đích bảo tồn lưu giữ lâu dài, phát huy giá trị và phục vụ công tác nghiên cứu.

Với những giá trị về lịch sử văn hóa đặc biệt, vì vậy việc tiến hành phục hồi bảo quản là công việc rất cần thiết, ngoài ra BTLSQG cũng sẽ có biện pháp cụ thể nhằm bảo quản và phát huy quảng bá giá trị của hiện vật.

Tin, ảnh: Thu Nhuần

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Chuẩn bị Hội nghị Hiệp hội các Bảo tàng quốc gia châu Á lần thứ 5 tại Singapore

Chuẩn bị Hội nghị Hiệp hội các Bảo tàng quốc gia châu Á lần thứ 5 tại Singapore

  • 10/11/2015 21:04
  • 987

Hiệp hội các Bảo tàng quốc gia châu Á (ANMA) được thành lập năm 2007 do 3 bảo tàng khởi xướng là Bảo tàng quốc gia Trung Quốc, Bảo tàng quốc gia Tokyo (Nhật Bản) và Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc. Hiệp hội hoạt động vì mục tiêu làm cầu nối thúc đẩy trao đổi và hợp tác giữa các bảo tàng quốc gia ở châu Á, phát huy giá trị văn hóa châu Á trong khu vực và quốc tế, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu sưu tầm, truyền thông, nhân lực và trưng bày.