Thứ Ba, 22/04/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/10/2015 18:25 1106
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Làm thế nào để các đối tượng khách tham quan đến bảo tàng? Chúng ta nên tập trung vào đối tượng khách tham quan nào? Làm thế nào để họ quay lại nhiều lần nữa? Làm thế nào để thay đổi ý thức của công chúng về bảo tàng đặc biệt là giới trẻ? Làm thế nào để tạo ra sự tương tác giữa bảo tàng và khách tham quan? Đó là những câu hỏi chưa có lời giải thỏa đáng đối với hệ thống các bảo tàng Việt Nam nói chung và Bảo tàng Lịch sử quốc gia nói riêng.

Để phần nào giải đáp được những trăn trở trên, chiều 23/10/2015 Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức chương trình trao đổi “Kỹ năng xây dựng các chương trình giáo dục ở bảo tàng loại hình giáo dục xã hội và phương pháp tiếp cận cộng đồng” do tiến sĩ Graeme Were – Giảng vên cao cấp trường đại học Queenland, Úc trực tiếp trao đổi.

TS.Graeme Were tại cuộc trao đổi (ngoài cùng bên phải).

Bảo tàng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, do đó ý tưởng xây dựng các chương trình giáo dục tại bảo tàng cho các đối tượng khách tham quan là rất cần thiết. Khi xây dựng những chương trình giáo dục, chúng ta nên xác định nội dung đó được áp dụng cho đối tượng khách tham quan nào. Tuy nhiên vấn đền đặt ra “Nếu bảo tàng không có khách tham quan đến thì chúng ta xây dựng các chương trình giáo dục cho ai?”. Mục đích của khách tham quan đến bảo tàng nhằm tìm kiếm sự thoải mái, thư giãn, học tập và khám phá. Thành phố Hà Nội có mặt bằng các gia đình trẻ rất nhiều, tuy nhiên theo tiến sĩ Graeme Were ông không thấy nhiều đối tượng khách tham quan gia đình đến bảo tàng, vậy vấn đề đặt ra là làm sao để các đối tượng này đến bảo tàng nhiều hơn và đến không chỉ một lần? Làm sao để thay đổi ý thức của giới trẻ đối với bảo tàng? Thay đổi thái độ của từng nhóm đối tượng đối với bảo tàng?. Để làm được như vậy có rất nhiều việc phải thực hiện, trong đó cần phải xây dựng nội dung trưng bày hấp dẫn các đối tượng khách tham quan.

Tiến sĩ Graeme Were đã đưa ra một số gợi ý về các chương trình giáo dục đã được các bảo tàng trên thế giới áp dụng và đạt hiệu quả tốt.

Xây dựng các ba lô khám phá: Bảo tàng cung cấp nhiều balo với nhiều màu sắc khác nhau, trong đó có chứa các dụng cụ, cung cấp thông tin tương tác để cả trẻ em và người lớn đều có thể khám phá các nội dung trưng bày. Một bảo tàng có nhiều balo với với nhiều màu sắc cho từng phần nội dung trưng bày khác nhau. Mỗi nội dung có thời gian tham quan khoảng 90 phút và những nội dung này có thể gắn liền với chương trình học ở trường của các em.

Ba lô khám phá do Bảo tàng Anh xây dựng phục vụ cho trẻ em.

Ba lô khám phá do Bảo tàng Pháp xây dựng.

Xây dựng các sơ đồ tham quan: Tiến sĩ Graeme Were cho rằng ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ nhiều bảo vật quốc gia, vì vậy nên có sơ đồ cho những bảo vật. Khi khách tham quan đến bảo tàng không nhất thiết phải tham quan hết tất cả các hiện vật ở bảo tàng, mà có thể tìm đến những hiện vật đặc biệt, thông qua sơ đồ khách tham quan có thể tự mình khám phá những nội dung mà họ thích. Và trên mỗi hiện vật nên đặt những câu hỏi bắt buộc khách tham quan tự nghiên cứu, đây là một hình thức trưng bày tương tác và khám phá của bảo tàng.

Sơ đồ tham quan trên website Bảo tàng Quốc gia Anh.

Chương trình trao đổi “Kỹ năng xây dựng các chương trình giáo dục ở bảo tàng loại hình lịch sư xã hội và phương pháp tiếp cận cộng đồng” là một chương trình hết sức ý nghĩa. Thông qua cuộc trao đổi này đã góp phần giúp Bảo tàng Lịch sử quốc gia xây dựng cho mình các chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm thực hiện tốt hơn chức năng giáo dục của bảo tàng.

Bài, ảnh: Thu Nhuần

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Trưng bày chuyên đề Linh vật Việt Nam

Trưng bày chuyên đề "Linh vật Việt Nam"

  • 26/10/2015 21:05
  • 929

Linh vật (những con vật linh thiêng) là những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh hóa, được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tôn giáo. Linh vật thường được mô tả trong thần thoại, truyền thuyết và được biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình. Người xưa tin rằng, linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ.