Thứ Ba, 10/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

26/04/2017 00:00 403
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Chiều 26/4/2017, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ Tăng cường công tác phối hợp truyền thông, quảng bá tại các bảo tàng, di tích thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch; các bộ ngành và thành phố Hà Nội nhằm thu hút khách tham quan giai đoạn 2017-2021.

Chiều 26/4/2017, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ Tăng cường công tác phối hợp truyền thông, quảng bá tại các bảo tàng, di tích thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch; các bộ ngành và thành phố Hà Nội nhằm thu hút khách tham quan giai đoạn 2017-2021.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên cùng TS. Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảo tàng LSQG và lãnh đạo các đơn vị tham quan Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc tử Giám.

Đến dự buổi lễ có sự tham dự của bà Đặng Thị Bích Liên - Thứ Trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; ông Trương Minh Tiến - Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội; ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cùng đại diện của 17 đơn vị tham gia ký kết biên bản ghi nhớ.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Biên bản ghi nhớ nhằm hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả truyền thông, quảng bá, phát huy giá trị của những di sản văn hóa đang được trưng bày và lưu giữ tại các bảo tàng, di tích; thu hút khách tham quan, hỗ trợ chủ thể văn hóa, cộng đồng, nâng cao vai trò của ngành di sản văn hóa trong xã hội.

TS.Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảo tàng LSQG phát biểu tại Lễ ký kết hợp tác truyền thông.

Qua quá trình bàn bạc, trao đổi, các bên gồm: Bảo tàng Lịch sử quốc gia; Ban Quản lý Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam; Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam; Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam; Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội; Trung tâm hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Bảo tàng Hà Nội; Bảo tàng Công an Hà Nội; Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò; Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội; Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa và Tạp chí Di sản văn hóa, đã thống nhất ký kết biên bản hợp tác về truyền thông; quảng bá di sản văn hóa tại bảo tàng, di tích giai đoạn 2017-2021 với những nội dung chủ yếu như:

Các đơn vị sẽ phối hợp quảng bá, giới thiệu các sự kiện chung, hướng tới phục vụ công chúng vào các dịp kỷ niệm lớn của đất nước; ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11; phối hợp với các công ty du lịch, lữ hành xây dựng chương trình riêng biệt phục vụ khách du lịch trong nước, quốc tế. Bên cạnh đó, các đơn vị xây dựng ấn phẩm chung; kết nối đường dẫn trang thông tin điện tử (website) của các đơn vị để nâng cao hiệu quả truyền thông; phối hợp đào tạo, tập huấn, trao đổi… Bảo tàng Lịch sử quốc gia là đơn vị thường trực, kết nối, thống nhất các chương trình, kế hoạch phối hợp hàng năm giữa các bên.

Sau lễ ký, lãnh đạo các đơn vị tham gia ký kết đã cùng trao đổi, thống nhất một sốnội dung hợp tác, trong đó nhấn mạnh có những việc có thể làm ngay như: kết nối đường dẫn website; đặt tờ rơi, tờ gấp, pa-nô, poster quảng cáo tại các đơn vị khác…

Lãnh đạo Ban Quản lý Làng Văn hóa và lãnh đạo Bảo tàng LSQG ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác truyền thông.

Các đồng chí lãnh đạo các đơn vị tham gia ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác truyền thông.

Kết luận tại Lễ ký kết, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đánh giá cao việc 17 đơn vị tham gia ký kết Biên bản ghi nhớ tăng cường công tác phối hợp truyền thông, quảng bá tại các bảo tàng, di tích thuộc Bộ VHTT&DL và thủ đô Hà Nội nhằm thu hút khách tham quan giai đoạn 2017-2021. Thứ trưởng cũng đánh giá cao các ý kiến đóng góp sau lễ ký kết và khẳng định, các ý kiến có giá trị thực tiễn và rất có ý nghĩa đối với cơquan quản lý.

Thứ trưởng yêu cầu, sau ký kết này, các đơn vị cùng xây dựng một chương trình truyền thông và xây dựng kế hoạch cụ thể cho năm 2017, 2018. Thứ trưởng giao Cục Di sản văn hóa là đầu mối tổng hợp, trong đầu tháng 5 phải có báo cáo.

Đối với tờ rơi, giới thiệu về các bảo tàng, các di tích, theo Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên, cần có sự phân định cụ thể, loại hình nào do Bộ thực hiện hay các đơn vị tự làmhoặc có thể xã hội hóa…Cục Di sản văn hóa tổng hợp các ý kiến và báo cáo lãnh đạoBộ trước ngày 20/5 tới.

Về việc thay đổi nhận thức xã hội về hoạt động dịch vụ tại Bảo tàng, theo Thứ trưởng nếu cần thiết, sẽ tổ chức tọa đàm, xin ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia, các đơn vị quản lý và mời rộng rãi truyền thông, báo chí để cùng lắng nghe, cùng chia sẻ.

Thu Nhuần

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Từ đất nước rồng bay lên: Báu vật khảo cổ học Việt Nam

Từ đất nước rồng bay lên: Báu vật khảo cổ học Việt Nam

  • 17/04/2017 00:00
  • 446

Ngày 30/3/2017, tại Bảo tàng Quốc gia Khảo cổ học Chemnitz, trưng bày đặc biệt có tên gọi “Từ đất nước rồng bay lên - Báu vật khảo cổ học Việt Nam” với hơn trên 400 hiện vật đặc sắc đã được khai mạc trọng thể. Đây là điểm dừng chân thứ hai trong hành trình quảng bá lịch sử, văn hóa Việt Nam kéo dài gần ba năm. Trước đó, các báu vật khảo cổ Việt Nam đã được trưng bày tại Viện bảo tàng Khảo cổ LWL ở thành phố Herne, thu hút hơn 52.500 lượt khách tham quan trong khoảng thời gian từ 7/10/2016 đến 26/2/2017.