Thứ Bảy, 12/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

12/01/2017 00:00 347
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Chiều 4/1/2017 Bảo tàng Lịch sử quốc gia (BTLSQG) đã phối hợp với Trường đại học Đông Á Nhật Bản và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh,tiến hành báo cáo sơ bộ kết quả khai quật Thành cổ Luy Lâu lần thứ 3. Đợtkhai quật năm 2016 đã thu được nhiều kết quả mới, bổ sung nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu giai đoạn 10 thế kỷ đầu công nguyên.

Chiều 4/1/2017 Bảo tàng Lịch sử quốc gia (BTLSQG) đã phối hợp với Trường đại học Đông Á Nhật Bản và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh,tiến hành báo cáo sơ bộ kết quả khai quật Thành cổ Luy Lâu lần thứ 3. Đợtkhai quật năm 2016 đã thu được nhiều kết quả mới, bổ sung nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu giai đoạn 10 thế kỷ đầu công nguyên.

Dự hội nghị có TS. Nguyễn Văn Đoàn - Phó giám đốc BTLSQG; ông Nguyễn Xuân Trung - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh; ông Nguyễn Gia Đối - Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam cùng các Giáo sư, Nhà nghiên cứu lịch sử; Trường Đại học Đông Á Nhật Bản và toàn thể thành viên đoàn khai quật.

Báo cáo kết quả khai quật di tích thành cổ Luy Lâu đã cho thấy, thành cổ Luy Lâu là một dạng di tích phức hợp, tầng văn hóa dầy, chứa nhiều loại hình di tích như: kiến trúc, cư trú, công xưởng và mộ táng. Dựa vào trăm hiện vật khai quật được như: gạch, ngói, bát, đĩa, chum, lọ với nhiều kích thước mẫu mã…cho thấy thành cổ Luy Lâu được xây dựng kéo dài qua các giai đoạn thời Tây Hán, Đông Hán, Lục Triều và Tùy Đường. Kết quả khai quật lần thứ 3 đã bước đầu định hình được vị trí và quy mô của tường thành Nội trên cơ sở tiếp nối của hai lần khai quật trước, tuy dấu tích chưa thực sự rõ ràng nhưng đã xác định được dấu vết ngoại hào của thành Nội có độ rộng từ 6 - 13m, sâu từ 1,4 - 1,8m. kết quả khai quật lần thứ 3 đã góp phần làm sáng tỏ các vấn đề còn tồn nghi của hai lần trước, từng bước khôi phục lại được diện mạo của thành cổ Luy Lâu xưa, cho thấy Luy Lâu là một trung tâm chính trị, văn hóa lớn, tiêu biểu trong nghiên cứu lịch sử giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên tại Việt Nam .

Về định hướng nghiên cứu trong tương lai, Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ cùng với Trường Đại học Đông Á tiếp tục khai quật làm rõ kết cấu của thành Nội Luy Lâu, kiểm tra lại các vị trí còn tồn nghi, đồng thời có thể mở rộng nghiên cứu về khu vực sông Dâu, khu vực bến thuyền và cửa thành phía tây. Theo đó hai bên Việt - Nhật sẽ trao đổi thông tin, chuẩn bị cho xuất bản ấn phẩm kết quả 3 năm nghiên cứu và tiến hành tổ chức hội thảo về di tích Luy Lâu trong quan hệ với các đô thị cổ Châu Á tại Kyoto vào tháng 10 năm 2017.

Một số hình ảnh của báo cáo sơ bộ kết quả khai quật Thành cổ Luy Lâu lần thứ 3:

Các nhà nghiên cứu trao đổi tại hố khai quật thứ 2, Đây là hố thám sát mở ra để tìm vị trí của tường thành phía tây.

Thành viên đoàn khai quật báo cáo sơ bộ kết quả khai quật Thành cổ Luy Lâu lần thứ 3.

Ngói ống có khoan lỗ cố định, một loại hình vật liệu kiến trúc được phát hiện trong cuộc khai quật Thành cổ Luy Lâu năm 2016.

Viên gạch in nổi chữ Hán, đây là mặt in nổi chữ “Nguyên Khang”.

Mội số hiện vật được phục chế từ mảnh vỡ tìm thấy tại cuộc khai quật Thành cổ Luy Lâu năm 2016.

Tin, ảnh Thu Nhuần

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Khóa học “Nghiên cứu thực địa Bảo tàng” tổ chức tại Hà Nội

Khóa học “Nghiên cứu thực địa Bảo tàng” tổ chức tại Hà Nội

  • 11/01/2017 00:00
  • 370

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và trường Đại học Queensland (Australia), tiếp nối các khóa học thực địa tại các bảo tàng, di tích của Việt Nam từ năm 2014, 2015, 2016, từ ngày 3/1/2017-7/1/2017, tại Hà Nội đã diễn ra khóa học “Nghiên cứu thực địa Bảo tàng” do 2 giảng viên cao cấp của trường Đại học Queensland trực tiếp giảng dạy.