Bao gồm các báo được xuất bản trước tháng 12-1945 của Trung ương và các Ban trực thuộc Trung ương như: Ban Công Vận, Ban Nông vận, Ban tuyên truyền…của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức tiền thân của Đảng như Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng, Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Chùa Báo Ân được dựng vào thời Lý, ở núi An Hoạch, còn gọi Núi Nhồi, Đông Sơn, Thanh Hóa (nay là xã Đông Tân, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Chùa do dân xã An Thạch dựng để báo ơn Thái Úy Lý Thường Kiệt. Chùa xây hoàn thành năm Canh Thìn (1100) đời Lý Nhân Tông, và được đặt tên là Chùa Báo Ân.
Chiếc áo len màu be, cổ tròn là món quà Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các chiến sĩ vào mùa đông năm 1946. Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam đã mang áo ra đấu giá chiều 18.12.1946 trong chương trình "Tuần lễ vàng".
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).
Báo Cờ Giải Phóng, Cơ quan tuyên truyền cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương, số 1 ra ngày 10-10-1942. Số 33 là số cuối cùng ra ngày 18-11-1945. Tổng Bí thư Trường Chinh là người trực tiếp phụ trách đồng thời là cây bút chính luận chủ yếu của báo.
Báo Dân Chúng, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, xuất bản công khai không xin phép tại Sài Gòn trong những năm cuối của thời kỳ vận động Dân chủ Đông Dương.
Ít tháng sau khi về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất bản báo Việt Nam Độc Lập làm cơ quan tuyên truyền cho tổ chức Việt Minh tỉnh Cao Bằng.
Đầu năm 1945, trước phong trào cách mạng trong tỉnh Quảng Ngãi phát triển sôi nổi, hội nghị Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã quyết định: Khẩn trương đẩy mạnh các mặt công tác và chuẩn bị để làm cuộc cách mạng lớn hơn.
Khẩu súng trường do Cao Thắng (Cao Tất Thắng) sáng chế mang ký hiệu (327/ Kl 140), hiện đang trưng bày và giới thiệu với công chúng tại phòng số 1, hệ thống trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia 216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội và một số bộ phận của súng trường và cũng là một trong 350 khẩu súng nghĩa quân Cao Thắng đã sáng chế ra.
Chiếc đài có ký hiệu: 6943/ Kl 856, hiện đang trưng bày và giới thiệu với công chúng ở phòng số 24 Đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bảo tàng Lịch sử quốc gia 216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tại phòng số 22, hệ thống trưng bày của Bảo tàng Lịch sử quốc gia số 25 Tông Đản - Hoàn Kiếm, Hà Nội đang trưng bày, giới thiệu với công chúng về: Hòm đựng đạn, của nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển, mang ký hiệu (1827/ĐM 152), hình khối chữ nhật, màu xanh lá cây, còn mới. Dài 92cm ; Rộng 36cm : Cao 18,3cm.
Trong số rất nhiều hiện vật của nhân dân trong và ngoài nước tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Bảo tàng lịch sử Quốc gia đang lưu giữ và bảo quản có một hiện vật khá đặc biệt, đó là cuốn “Sổ ghi cảm tưởng” của quân nhân Âu- Phi trong hàng ngũ Việt Nam kính tặng, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày sinh của Bác tại Việt Bắc năm 1950.