Thứ Năm, 16/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/09/2014 09:10 2945
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Sau hơn 80 năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, phong kiến. Nước Việt Nam đã bước sang một thời kỳ mới. Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.

Một trong ba nhiệm vụ lớn có tính cấp bách mà Chính phủ ta đề ra trong giai đoạn này là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Trong ba thứ giặc đó, Chính phủ ta coi nhiệm vụ diệt giặc dốt cần được thực hiện cấp tốc. Chỉ sau một tuần thành lập, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để phụ trách việc chống nạn mù chữ trong cả nước. Ngày 4-10-1945, Chủ tịch Hồ chí Minh đã phát đi Lời kêu gọi chống nạn thất học. Từ đó trở đi, phong trào xoá nạn mù chữ được phổ biến rộng khắp trên cả nước, từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ già đến trẻ, đâu đâu cũng dấy lên phong trào học chữ. Mọi người tranh thủ học ở bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào: học trên lưng trâu, học lúc chờ đò qua sông.... Từ sáng đến tối đâu đâu cũng nghe thấy tiếng học bài. Chỉ sau một năm, có hơn một triệu người biết đọc, biết viết. Hàng năm, Nha Bình dân đều tổ chức hội nghị tổng kết công tác Bình dân học vụ. Qua đó chỉ ra những việc đã làm được và chưa làm được để rút kinh nghiệm. Những việc làm được thì khuyến khích, những việc chưa làm được thì cố gắng trong những năm sau. Mỗi cá nhân, tập thể làm tốt thì được khen thưởng.

Cờ Bình dân học vụ của lớp Sơ cấp thị trấn Gia Rai (Nam Bộ) kính tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 12/1954.

Hưởng ứng phong trào Bình dân học vụ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động, đồng bào Gia Rai đã hăng hái tham gia và đạt nhiều thành tích. Ngày 1-12-1954, Lớp sơ cấp thị trấn Gia Rai Nam Bộ đã may lá cờ Bình dân học vụ để tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là món quà mà Lớp sơ cấp cũng như đồng bào Gia Rai muốn gửi gắm tất cả tình cảm của mình dâng lên vị Cha Già kính yêu và mong muốn rằng Người hãy tin tưởng vào đồng bào, đồng bào luôn luôn một lòng, một dạ đi theo Đảng và Chính phủ. Hiện nay, lá cờ này đang được lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Cờ hình chữ nhật, kích thước 57cm x 87cm được may bằng vải sa tanh màu đỏ nhưng do thời gian nên đôi chỗ đã sờn và bạc màu. Ba cạnh của cờ may tua bằng chỉ màu vàng. Trên cờ có khâu đáp bằng vải màu vàng dòng chữ: “B.D.H.V” và “Kính dâng Cha Già”, và thêu dòng chữ bằng chỉ màu vàng: “Lớp sơ cấp thị trấn Gia Rai Nam Bộ”. Chính giữa lá cờ có hình ngôi sao năm cánh màu vàng, góc dưới bên phải có thêu dòng chữ bằng chỉ màu vàng “1-12-54”.

60 năm đã trôi qua, tuy lá cờ đã bạc màu cùng với thời gian nhưng tình cảm của đồng bào Gia Rai nói riêng và đồng bào cả nước nói chung vẫn một lòng nguyện đi theo Đảng và Bác Hồ, cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

Hồng Thanh (Phòng QLHV)

Nguồn:

1. Hồ Chí Minh. Những vấn đề cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Báo cáo của Hồ Chủ tịch tại phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 3/9/1945.

2. Hồi ký 60 năm Bình dân học vụ. Vụ giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục Đào tạo, Hà Nội, tháng 9/2005.

3. Hồ sơ hiện vật : BTCM 33490/ĐD 1922

bảo tàng lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG

Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG

  • 21/06/2019 09:04
  • 8272

BTLSQG hiện đang lưu giữ rất nhiều tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi tài liệu, hiện vật, hình ảnh, là một câu chuyện sống động, chân thực về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một cuộc đời đã đi vào huyền thoại, gắn liền với cuộc sống chiến đấu và thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Bài viết khác

Báo “Hồn Nước” của thanh niên cứu quốc khu Hoàng Diệu năm 1945.

Báo “Hồn Nước” của thanh niên cứu quốc khu Hoàng Diệu năm 1945.

  • 15/08/2014 15:15
  • 4632

Trong cuộc vận động cách mạng thời kỳ trước năm 1945, báo chí cách mạng đã công khai trước quần chúng, tập trung mũi nhọn đấu tranh chống đế quốc, thực dân và tay sai, phản ánh rõ hướng đi đến toàn thắng, khẳng định thắng lợi như một chân lý, một mục tiêu cuối cùng tất yếu sẽ đến.