Theo công văn số 304/DSVN-BT, ngày 02 tháng 6 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc lựa chọn hiện vật để xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia (đợt 4), căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL, ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục công nhận Bảo vật quốc gia và điều 41a luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009. Sau khi họp bàn lấy ý kiến, Hội đồng Khoa học Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã quyết định lựa chọn 03 hiện vật để lập Hồ sơ khoa học đề nghị được công nhận là bảo vật quốc gia:
Mộ thuyền (hay còn gọi là mộ quan tài thân cây khoét rỗng) là một loại hình mộ táng cổ khá phổ biến ở nước ta vào giai đoạn muộn của Văn hóa Đông Sơn và tồn tại cho đến thế kỷ rất gần đây. Ngoài Việt Nam chúng ta, trong địa vực của vùng Đông Nam Á xưa kiểu hình thức mai táng này cũng tìm thấy ở phía Nam của Trung Quốc, ở Thái Lan, Indonexia và Philippin…Những phát hiện khảo cổ học về loại hình mai táng này cho thấy mộ quan tài thân cây khoét rỗng này là rất phổ biến ở Đông Nam Á vào sơ kỳ thời đại đồ sắt.
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, một số học giả người Pháp như A. Bergaigne, E.Aymonier, L.Finot đã phát hiện và tiến hành nghiên cứu hệ thống di tích bi ký của người Chăm cổ. Trong số hàng trăm mảnh những được tìm thấy, bia Võ Cạnh được coi là tấm bia cổ nhất. Hiện nay, bia Võ Cạnh được công nhận là Bảo vật Quốc gia, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Phần minh văn chưa được giải mã của tấm bia luôn là một bí ẩn thú vị đối với các học giả.…
Trong số những hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia đợt II, không thể không nói đến Chuông chùa Vân Bản, một hiện vật độc bản, độc đáo, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) là cuốn sổ được Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi chép trong thời gian Người bị nhà cầm quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch giam giữ, đầy ải qua 18 nhà tù của 13 huyện của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) từ tháng 8/1942 đến 9/1943.
Sau cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Cho đến nay, cổ vật Tây Sơn vẫn là một trong những loại có số lượng ít nhất trong các loại cổ vật thuộc các triều đại Việt Nam.
Trong số Bảo vật quốc gia Việt Nam do Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ, có một chiếc bình gốm hoa lam vẽ thiên nga.
Trong số hiện vật ấn chương còn lưu giữ được tới ngày nay thì quả ấn đồng có tên gọi Môn hạ sảnh ấn được coi là quả ấn đồng cổ nhất có niên đại rõ ràng nhất ở Việt Nam.
Trong danh mục Bảo vật quốc gia, có một hiện vật độc đáo, được xếp vào thời kỳ “hậu Đông Sơn”.
Trong các nền văn hóa tiền Đông Sơn đã phát hiện được nhiều pho tượng, nhưng chỉ đến văn hóa Đông Sơn thì tượng mới thực sự nở rộ với số lượng lớn và phong phú về chủng loại cũng như chức năng sử dụng.