
Theo công văn số 304/DSVN-BT, ngày 02 tháng 6 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc lựa chọn hiện vật để xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia (đợt 4), căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL, ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục công nhận Bảo vật quốc gia và điều 41a luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009. Sau khi họp bàn lấy ý kiến, Hội đồng Khoa học Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã quyết định lựa chọn 03 hiện vật để lập Hồ sơ khoa học đề nghị được công nhận là bảo vật quốc gia:

Ấn vàng “Sắc mệnh chi bảo”. Triều Nguyễn, niên hiệu Minh Mệnh thứ 8 (năm 1827)

Tác phẩm “Ngục trung nhật ký” (Nhật ký trong tù) của lãnh tụ Hồ Chí Minh, năm 1942-1943.

Ấn vàng “Đại Việt Quốc Nguyễn chúa Vĩnh chấn Chi bảo”. Thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 5 (năm 1709)

Bút tích “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19-12-1946

Sách “Đường Kách Mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này), xuất bản ở Quảng Châu (Trung Quốc), năm 1927.

Bia Võ Cạnh, đá cát, thế kỷ 3-4, làng Võ Cạnh, xã Vĩnh Trung, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Bia điện Nam Giao, đá, thành Thăng Long (Hà Nội), dựng năm thứ 4 niên hiệu Vĩnh Trị, đời vua Lê Hy Tông (1679)

Trống Cảnh Thịnh, đồng, niên hiệu Cảnh Thịnh 8 triều Tây Sơn (năm 1800)

Bình vẽ thiên nga, gốm hoa lam, triều Lê Sơ, thế kỷ 15

Ấn “Môn Hạ sảnh ấn”, đồng, niên hiệu Long Khánh 5, Trần Duệ Tông (năm 1337), phát hiện tại Hương Khê, Hà Tĩnh, năm 1962

Chuông Vân Bản, đồng, thời Trần, thế kỉ 13-14, phát hiện năm 1958, biển Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng