Thứ Sáu, 13/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

03/11/2017 23:43 2690
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Quan tài Việt Khê, gỗ, khoảng 2.500-2.000 năm cách ngày nay, phát hiện tại thôn Ngọc Khê, xã Việt Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, năm 1961

Quan tài hình thuyền là một hình thức mai táng khá phổ biến của cư dân Đông Sơn sinh sống ở các vùng trũng ở châu thổ Bắc Bộ và duyên hải. Chiếc quan tài dài 4,76m, rộng 0,57m, được tạo từ một thân cây gỗ lim khoét rỗng. Ngoài một số hiện vật bị mủn nát (đồ dệt, đồ đan), trong hơn 100 đồ vật chôn theo (đồ tùy táng) hầu hết là hiện vật đồng bao gồm: đồ dùng sinh hoạt như: âu, bình, thố, chậu...; công cụ lao động như: rìu, bàn chải sợi, đục...; vũ khí chiến đấu như: lao, giáo, kiếm, dao găm; nhạc cụ như: trống, chuông, lục lạc... Trong đó có một số loại hình hiện vật khá độc đáo như: chiếc muôi đồng dáng hình quả bầu cán trang trí tượng người thổi khèn; mảnh da có dấu sơn - mà giả thiết là chiếc hộ tâm phiến da thuộc được sơn màu trang trí... đã giúp chúng ta hiểu thêm được nhiều khía cạnh về đời sống xã hội của cư dân Đông Sơn đặc biệt là những chất liệu có liên quan tới một số ngành nghề thủ công truyền thống của Việt Nam như nghề đúc đồng, thuộc da, nghề sơn. Ngoài ra, một số hiện vật được cắt, bẻ cong với quan niệm chúng được dành cho người chết. Với quan tài lớn, số lượng hiện vật phong phú đã phản ánh sự giàu có của chủ nhân đồng thời phản ánh quan niệm về cuộc sống của con người ở thế giới bên kia qua đó cho thấy đời sống tinh thần phong phú của cư dân Đông Sơn thời kỳ này.


Chia sẻ: